4rum của YHDP1
4rum của YHDP1
4rum của YHDP1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Y khoa: sự kết hợp của nghệ thuật-khoa học-xã hội với tình cảm-lương tâm-trách nhiệm...
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Giới thiệu về pháp y

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 25
Join date : 11/11/2010
Age : 31
Đến từ : Quảng Nam

Giới thiệu về pháp y Empty
Bài gửiTiêu đề: Giới thiệu về pháp y   Giới thiệu về pháp y EmptyFri Nov 12, 2010 11:27 pm

ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP Y
I-Khái niệm chung
Pháp y là một ngành khoa học, sử dụng những thành tựu khoa học trong lĩnh vực y học, sinh học, hoá học, vật lí học, tin học... để đáp ứng những yêu cầu của pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và dân sự.
1- Nội dung của pháp y
Gồm 3 nội dung chính :
- Pháp y hình sự : Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến việc xâm hại tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm con người, các vụ án mạng, đánh người thành thương, các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể người có liên quan đến vụ án.
- Pháp y dân sự : Giải quyết các vấn đề có liên quan tới các vụ kiện dân sự như: Giám định huyết thống, tranh chấp mồ mả, xác định tình trạng sức khoẻ trong việc bồi thừơng thiệt hại về sức khoẻ của nạn nhân trong các vụ tai nạn lao động, giả thương, giả bệnh v.v..
- Pháp y nghề nghiệp: Giải quyết các vụ việc liên quan đến bệnh nhân chết trong bệnh viện không phải do bệnh nặng vượt quá khả năng y tế mà là lỗi của nhân viên y tế thiếu tinh thần trách nhiệm, sai sót về chuyên môn (chẩn đoán sai, mổ sai, sử dụng nhầm thuốc, để sót dụng cụ trong phẫu thuật...).
2- Đối tượng của giám định pháp y
- Giám định trên người sống
+ Nạn nhân: Xác định thương tích trên cơ thể nạn nhân, tỷ lệ thương tật do di chứng của chấn thương.
+Thủ phạm, người tình nghi là thủ phạm: Xác định thương tích để lại trên cơ thể do quá trình phạm pháp tạo nên.
+ Xác định tuổi thực: Khi có gian lận về tuổi giữa vị thành niên và thành niên để tăng giảm mức hình phạt.
- Giám định pháp y tử thi:
+ Xác định nguyên chết , thời gian chết, các bệnh lí kèm theo
+ Xác định thương tích trên nạn nhân (thương tích trước chết, thương tích sau chết, thương tich gây tử vong)
+ Loại hung khí gây ra các thương tích
- Giám định mẫu vật có nguồn gốc cơ thể người trong các vụ án, nghi án, (lông, tóc, máu, nước bọt, mồ hôi, tinh dịch)
- Giám định nhận dạng người :
+ Những tử thi chưa rõ tung tích ngoài xác định nguyên nhân chết còn xác định tuổi, giới, chủng tộc, đặc điểm bệnh tật
+ Các bộ xương chưa rõ tung tích có thể xác định được tuổi, chiều cao,giới tính, chủng tộc, dựng lại khuôn mặt bằng phương pháp nặn tượng hoặc lồng ghép ảnh bằng máy vi tính.
- Giám định độc chất phủ tạng: Xác định trong phủ tang người chết chưa rõ nguyên nhân có chất độc hay không
- Giám định vật gây thương tích: Xác định các vật có thể gây ra thương tích trên nạn nhân.
- Giám định dựa trên hồ sơ tài liệu : qua hồ sơ tài liệu có liên quan (bản ảnh pháp y, hồ sơ bệnh án, biên bản giải phẫu tử thi, bản ghi lời khai...) có thể xác định nguyên nhân chết, cơ chế gây tổn thương, vật gây thương tích...
3- Thể loại giám định pháp y
- Giám định pháp y lần đầu: Là giám định được tiến hành lần đầu tiên
- Giám định pháp y bổ xung: Sau khi có kết luận giám định pháp y lần đầu thấy có vấn đề có liên quan cần làm rõ, cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định trưng cầu giám định bổ xung và giám định viên giám định lần đầu tiếp tục trả lời bổ xung các câu hỏi của cơ quan trưng cầu.
- Giám định lại : Khi có kết luận giám định lần đầu cơ quan tiến hành tố tụng thấy thiếu cơ sở khoa học thì ra quyết định giám định lại. Giám định viên giám định lần đầu không được tham gia giám định lại.
4- Ý nghĩa của giám định pháp y
- Phục vụ cho công công tác điều tra xét xử
- Các kết luận của giám định viên là chứng cứ pháp lí
- Các nhận xét của giám định viên pháp y tại hiện trường nhiều khi có ý nghĩa quan trọng phục vụ kịp thời cho công tác truy xét, điều tra theo dấu vết nóng, nhanh chóng tìm ra thủ phạm.
- Kết luận của giám định viên là cơ sở để minh oan cho người không phạm tội bị nghi oan.
- Giám định pháp y còn mang tính chất phòng ngừa tội phạm; qua việc giám định thấy có vấn đề gì nổi cộm thông qua thông tin đại chúng tuyên truyền phương thức, thủ đoạn gây án , những quan niệm, tập tục sai trái dẫn đến nguy hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân.
5 - Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của giám định viên pháp y
- Quyền lợi
+ Có quyền được tìm hiểu những tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định
+ Có quyền yêu cầu cơ quan trưng cầu cung cấp bổ xung những tài liệu cần thiết cho kết luận
+ Tham dự hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định
+ Từ chối giám định nếu không đủ yếu tố giám định, yêu cầu vượt quá khả năng chuyên môn của giám định viên hoặc trong những trường hợp có lí do chính đáng khác.
+ Có quyền hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định.
- Nghĩa vụ
+ Giám định viên phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án
+ Nếu giám định viên có cơ sở từ chối giám định thì phải có nghĩa vụ thông báo người trưng,Cơquan trưng cầu biết
+ Giám định viên phải tiến hành tất cả các phương pháp nghiên cứu cần thiết khi giám định và phải đưa ra kết luận bằng văn bản có cơ sở khoa học những vấn đề cơ quan trưng cầu đặt ra
+ Giám định phải đảm bảo bí mật tài liệu, kết quả giám định trong quá trình điều tra
- Trách nhiệm của giám định viên
+ Giám định viên từ chối giám định mà không có lí do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo Bộ luật Hình sự
+ Trong những trường hợp giám định viên để lộ những bí mật của quá trình điều tra hay kết luận giám định mà không được sự cho phép của cơ quan tiến hành tố tụng thì có thể bị đưa ra truy tố trước pháp luật
II – Mô hình tổ chức hệ thống giám định pháp y ở Việt Nam
Theo Pháp lệnh Giám định tư pháp được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 9 năm 2004, hiện nay hệ thống giám định pháp y được tổ chức ở 3 ngành Công an, Y tế, Quốc phòng.
Cấp trung ương có:
- Viện Pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế
- Trung tâm Pháp y thuộc Viện Khoa học hình sự Bộ Công an
- Viện Pháp y Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng
Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Trung tâm Pháp y (trực thuộc Sở Y tế) hoặc Phòng Pháp y (Trực thuộc bệnh viện tỉnh)
- Đội Giám định pháp y (trực thuộc phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh)
Về Đầu Trang Go down
https://yhdp1.forumvi.net
 
Giới thiệu về pháp y
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
4rum của YHDP1 :: Thông tin ngành y-
Chuyển đến